Tóm tắt
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với tốc độ phát triển nhanh chóng và có những tác động sâu rộng đến sự phát triển của mỗi quốc gia, nếu bị bỏ lại phía sau của cuộc cách mạng này thì sự tụt lùi về phát triển cũng là tất yếu. Ngược lại nếu tận dụng tốt những lợi thế của cuộc cách mạng này mang lại thì cơ hội là rất to lớn. Cách mạng công nghiệp 4.0 có nền tảng là con người, trong đó nhân lực chất lượng cao là cốt lỗi cho sự phát triển. Đây cũng là hướng phát triển mà Việt Nam cần chuẩn bị cho những thay đổi không ngừng trong tương lai.
Từ khoá: Cuộc cách mạng công nghệ 4.0, giáo dục, cơ hội, thách thức.
Khái quát về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là sự gắn kết giữa các ngành công nghệ. Đó là các công nghệ Internet vạn vật, trí tuệ nhân tạo, người máy, xe tự lái, in ba chiều, máy tính siêu thông minh, công xưởng thông minh, công nghệ nano, công nghệ sinh học… Theo Khoa và cộng sự (2016), xuất hiện từ thập niên đầu của thế kỷ XXI, cuộc cách mạng này đã thay đổi mạnh mẽ về nguồn lực sản xuất, máy móc được kết nối Internet và liên kết với nhau qua một hệ thống có thể tự vận hành toàn bộ quá trình sản xuất theo một kế hoạch đã được xác lập từ trước. Các thiết bị tinh vi hơn như máy tính, điện thoại, các vệ tinh kết nối thông tin, hệ thống Internet lần lượt ra đời. Trong một báo cáo của chính phủ Đức năm 2011, cụm từ “Cách mạng công nghiệp 4.0” đã trở nên phổ biến tại nhiều quốc gia phát triển trên thế giới và được định nghĩa là “một cụm thuật ngữ cho các công nghệ và khái niệm của tổ chức trong chuỗi giá trị” đi cùng với các hệ thống vật lý trong không gian ảo, Internet kết nối vạn vật (IoT) và Internet của các dịch vụ (IoS). Bản chất của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh để tối ưu hóa qui trình, phương thức sản xuất, nhấn mạnh những công nghệ đang và sẽ có tác động lớn nhất là công nghệ in 3D, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa, người máy.
Vậy cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đối với giáo dục đại học Việt Nam được hiểu như thế nào?
Đó là một mô hình giáo dục thông minh, nhằm liên kết chủ yếu giữa các yếu tố nhà trường - nhà quản lý - nhà doanh nghiệp. Đây là một môi trường thuận lợi tạo điều kiện cho