Tóm tắt:
Bài viết này nhằm khám phá vai trò của marketing trải nghiệm trong thời đại công nghệ tích hợp 4.0. Marketing trải nghiệm được các nhà nghiên cứu và quản trị nhìn nhận là một trong những chiến lược marketing quan trọng nhằm đáp ứng và thỏa mãn những nhu cầu ngày càng phức tạp của con người trong kỷ nguyên số hóa. Bài viết sẽ trình bày ý nghĩa của trải nghiệm đối với người tiêu dùng. Quan trọng hơn nữa là lý thuyết marketing trải nghiệm sẽ được giới thiệu với các đặc điểm, thành phần và các thuộc tính cụ thể của nó.
Từ khóa: Trải nghiệm, chiến lược marketing, marketing trải nghiệm.
Giới thiệu
Chúng ta từng quen thuộc với vô số sản phẩm trong siêu thị gần nhà, xem những mẫu quảng cáo trên tivi, trên báo chí hay các tờ rơi khắp nơi; nhưng trong những năm gần đây các chuyên gia thị đã đưa ra những phương thức tiếp cận mới: tất cả mọi thứ được bắt đầu bằng trang web và mạng xã hội cho đến điện thoại di động. Các phương thức tiếp cận mới này mang lại hiệu quả trong việc chuyển tải thông điệp vì tiếp cận khách hàng một cách trực tiếp và mang tính cá nhân. Các nhà quản trị marketing ngày nay mong muốn trở thành một phần trong cuộc sống của người tiêu dùng và mang đến khách hàng những trải nghiệm phong phú hơn. Tiếp tục ủng hộ cho những trải nghiệm khách hàng, Philip Kotler (2012) cho rằng, những người làm marketing chú trọng đến sản phẩm cụ thể được sản xuất hơn là các lợi ích và trải nghiệm sản phẩm mang lại là những người sai lầm và mắc chứng thiển cận trong tiếp thị (marketing myopia). Hơn nữa, một số nhà nghiên cứu (Kotler và cộng sự, 2017) khác cũng cho rằng chiến lược marketing hiệu quả trong thời đại ngày nay chính là tạo ra những trạng thái Wow từ khách hàng. Mà những trạng thái wow này xuất phát từ những trải nghiệm của khách hàng với chương trình marketing trải nghiệm tích hợp của doanh nghiệp. Số liệu khảo sát về marketing trải nghiệm do Công ty Jack Morton Worldwide – (một trung tâm nghiên cứu về marketing trải nghiệm) tiến hành thời gian gần đây cho thấy: khoảng 3/4 số người tiêu dùng khi được hỏi về tác động của marketing trải nghiệm đã trả lời rằng, việc tham gia một sự kiện marketing trải nghiệm sống động sẽ làm tăng khả năng xem xét việc mua sản phẩm của họ. Gần 60% người tiêu dùng cho rằng nó sẽ tác động đến việc mua sản phẩm của họ nhanh chóng hơn.
Thực vậy, trải nghiệm marketing ngày càng thu hút được sự chú ý quan tâm của các nhà nghiên cứu và quản trị marketing. Trong các bài viết của mình, Schmitt (2003) cho rằng các công ty cần phải tiếp cận cách thức mới của marketing trải nghiệm thay vì các chiến lược marketing truyền thống để chiếm lĩnh thị trường vì người tiêu dùng là con người có nhu cầu trải nghiệm. Vì vậy, vấn đề quan trọng là các doanh nghiệp hiểu được điều này và thu hút người tiêu dùng đến với